Tại sao cần phải kiểm định thiết bị điện có điện áp trên 1000 V?
Tại sao các đơn vị quản lý , các chủ đầu tư cần phải kiểm định các thiết bị điện, các dụng cụ điện có cấp điện áp trên 1000 V?
Các thiết bị điện trước khi đưa vào vận hành, hoặc định kỳ 01 hoặc 03 năm đều được thí nghiệm, vậy tại sao lại cần có thêm hạng mục kiểm định nữa ?
Ngày 27 tháng 10 năm 2015 Bộ công thương đã ban hành thông tư số : 33/2015/TT-BCT về việc yêu cầu bắt buộc đối với hạng mục kiểm định. Đối với các thiết bị điện trên 1000 V được xem là những thiết bị luôn phải được đảm bảo an toàn. Việc kiểm định và dán tem kiểm định là công việc cho thấy các thiết bị được thử nghiệm đủ đảm bảo an toàn vận hành, hạn chế tối đa việc gây cháy nổ,mất an toàn trong hệ thống điện.
Các thiết bị sau khi kiểm định thì sẽ được dán tem kiểm định và cấp giấy chứng nhận theo mẫu của thông tư 33/2015/TT-BCT.
Thời hạn kiểm định thiết bị theo thông tư 33/2015/TT-BCT như thế nào?
Theo thông tư thì có 2 loại kiểm định:
1- Kiểm định mới: là loại kiểm định được tiến hành ngay trước khi đưa vào vận hành.
2- Kiểm định định kỳ : thời hạn kiểm định định kỳ là 3 – 5 năm.
Các thiết bị điện nào phải được kiểm định theo thông tư 33/2015/TT-BCT ?
Theo thông tư mới các thiết bị sau cần được kiểm định an toàn :
- Máy cắt (máy ngắt)
- Dao cách ly, dao tiếp địa
- Chống sét van
- Máy biến áp lực
- Cáp lực
- Sào cách điện